IDOLS vs ANTIFANs, ĐÂU LÀ KHỞI NGUỒN?
Thực tế thuật ngữ antifan và idol mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 3-4 năm, đó là khi làn sóng Kpop xâm nhập V-biz. Như fan ở nhiều nước châu Á khác, đặc biệt là Đông Nam Á, fan Việt nhanh chóng bị ấn tượng với dòng nhạc dance hiện đại của Hàn Quốc với những giai điệu cá tính và vũ đạo mạnh mẽ – điều mà hiếm có ca sĩ Việt Nam nào thực hiện được ở thời điểm đó.
Từng fanclub của các idol group bắt đầu được thành lập, fan cũng bắt đầu tích cực hoạt động cổ vũ cho thần tượng của mình. Thế rồi vấn đề bắt đầu nảy sinh khi sự ghen ghét, đố kị giữa các fanclub vô tình biến fan của nhóm nhạc này thành antifan của nhóm nhạc khác.
Đóng vai trò quan trọng trong vấn đề trên phải nói đến sự phát triển như vũ bão của internet và các mạng xã hội, bằng chứng là có rất nhiều diễn đàn của antifan được lập lên để lan truyền những comment thiếu văn hóa mà ai biết được đấy là của ai?
Ở thời điểm hiện tại, nói về antifan, người Việt trẻ sẽ nghĩ ngay về SNSD, hay còn gọi là Girls’ Generation.
Quay trở về ngày mà SNSD debut – 05/08/2007, lúc đó dường như chỉ có duy nhất fan Hàn biết về hoạt động của các cô gái. Fan Việt cũng như nhiều nước khác chỉ biết về Soshi khi single “ đòn bẩy” Gee ra đời trùng thời điểm các dịch vụ nhạc số ở Việt Nam bùng nổ.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể nghe được các ca khúc Kpop miễn phí, thậm chí nó còn cùng với việc sử dụng phổ biến hơn Youtube tạo thành điểm mốc quan trọng để Kpop xâm nhập thành công V-biz.
Vì vậy, khi hỏi rằng làm thế nào để bạn biết về SNSD, phần lớn fan Việt đều trả lời đó là Gee. Đây chính là nguyên nhân sâu xa cho việc SNSD dẫn đầu về lượng antifan ở Việt Nam. Thực trạng chung cho sự thần tượng ở nước chúng ta là fan chỉ được biết về một nhóm nhạc khi họ có thành công nhất định, dẫn đến mọi nhận xét, suy nghĩ về nhóm đó luôn dựa trên khoảnh khắc thành công hiện tại làm mốc trở về sau, còn những nỗ lực để đạt được sự ghi nhận tài năng trước đó thì không một ai biết tới.
SNSD là một ví dụ điển hình cho vấn đề này, khi mà họ đến trong tâm trí fan Việt bằng hình tượng hoàn hảo cô gái nào cũng mơ ước, còn những gì họ làm từ khi debut đến trước năm 2009 thì ở Việt Nam ít ai biết.
Chỉ những ai là Sone – fan của SNSD sau này thì với tấm lòng yêu quý các cô gái mới cất công tìm hiểu giai đoạn khó khăn đó của họ. SNSD, để mà nói về sự thành công của họ, có thể diễn tả bằng hai từ “ nhanh chóng”. Nhưng phải nói rằng nhanh mà không dễ dàng. Họ bắt đầu hoạt động với hình tượng ngây thơ trong sáng, và duy trì hình ảnh đó trong khoảng thời gian một năm rưỡi sau khi debut. Dù ở Hàn Quốc, hình tượng này rất được yêu mến, nhưng các cô gái lại đang ở lứa tuổi mới bước vào đời, trong họ luôn khao khát được thể hiện hình tượng mạnh mẽ hơn, và họ đã gạt ước muốn đó qua một bên để tiếp tục thể hiện hình ảnh thiếu nữ cho đúng với tên gọi của nhóm.
Và điều này là chưa đủ để SNSD trở thành nhóm nhạc nữ hàng đầu ở đất nước của họ.
Mùa xuân 2009, Gee ra đời ở Nam Hàn, ca khúc ngay lập tức nhận được phản ứng bùng nổ của cư dân mạng. Họ không biết rằng để có được single bậc nhất đó, SNSD đã phải đấu tranh tư tưởng khi họ không muốn tiếp tục thể hiện hình tượng ngây thơ, họ đã khóc dù rằng ở Gee, các thiếu nữ đã trưởng thành hơn một chút.
Cùng năm này, mini album Genie xuất xưởng vào những ngày hè nóng nực cuối cùng cũng thỏa mãn ước muốn của các cô gái khi mà hình ảnh thủy thủ với những bộ trang phục sexy tạo nên cơn sốt ở Hàn Quốc.
Những bài hát chủ đề tiếp theo đó như Oh!, Run Devil Run, Hoot đã tiếp tục thể hiện đúng hình tượng thiếu nữ trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Tất cả cuối cùng đã đưa SNSD lên thời kì đỉnh cao của một nhóm nhạc thần tượng.
Kể từ đó mọi hành động của họ luôn được báo giới và cư dân mạng chú ý đặc biệt, những nhận xét, đánh giá cũng bắt đầu khắt khe hơn, và như bao nhóm nhạc khác, SNSD bắt đầu có antifan. Nhưng có lẽ ở Việt Nam là nhiều nhất.
Điều khiến bạn chợt bật cười khi nhìn từ quan điểm khách quan là antifan của SNSD xuất thân đều từ fan của các nhóm nhạc khác cùng công ty chủ quản là Super Junior và DBSK.
Dù rằng DBSK đã tan rã nhưng “mối ác cảm” của Cassiopeia với Sone vẫn luôn dai dẳng.
Dù rằng thần tượng của họ đều rất thân thiết với nhau nhưng đối với Cass và ELFs, thành công quá sớm của SNSD đã khiến họ nghĩ các cô gái bước đi trên con đường hồng mà DBSK và Suju đã trải ra.
Nhắc cho bạn nhớ, trước khi là thần tượng của bạn, tất cả họ đều là thực tập sinh cùng một nơi đào tạo, trải qua những gian khó cùng nhau, chỉ có điều họ khác nhau về thời điểm debut.
Thực tế cho thấy rằng một số thành viên của SNSD có thời gian thực tập bằng hoặc lâu hơn các thành viên của Super Junior và DBSK dù tuổi đời của họ còn rất trẻ.
Điều này cho thấy thành công của họ đến từ kinh nghiệm và sự nỗ lực bản thân chứ không phải là mâm cỗ dọn sẵn chỉ việc ngồi ăn. DBSK, Super Junior và SNSD là những thế hệ thần tượng đàn anh, đàn em đáng nể trọng vì tình cảm gắn bó giữa họ, liệu họ có vui không khi đang thực hiện tour diễn tại Việt Nam mà lại biết được các fanclub của họ có hiềm khích?
Còn về những scandal vô lễ, hành xử thiếu lịch sự … trước đó của SNSD, người Việt Nam chưa đủ tư cách để phán xét.
Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ cũng như dịch thuật không đầy đủ cộng với những thành kiến có sẵn đã vô tình biến fan thành antifan. Antifan của SNSD ở Việt Nam dường như chỉ biết bám vào những comment khắc nghiệt, thiếu văn hóa của antifan ở Hàn Quốc để hình thành cho mình định kiến đáng trách đó, họ chỉ muốn tin đó là thật dù biết những lời này đã đi quá sự việc. Không thể trách Cass hoặc ELFs trở thành antifan của SNSD, chỉ có thể trách cách hành xử của một bộ phận trong số họ trên các diễn đàn.
Nói đi cũng phải nói lại, một số thành viên trong cộng đồng Sone Việt Nam cần xem lại cách hành xử sao cho đúng văn hóa mạng. Cả hai phía cần nhìn lại bản thân để tránh những cuộc đấu khẩu bằng ngôn từ được truyền tải trên internet đã làm mất đi vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ cũng như đã làm thoái hóa suy nghĩ của tầng lớp người Việt trẻ.
Bạn nghĩ sao khi một fan quốc tế biết Tiếng Việt đọc được những comment thiếu văn minh của chính fan ở Việt Nam? Liệu họ có nhận định rằng người Việt Nam suy nghĩ thật nông cạn? Câu hỏi này, những ai là antifan, không chỉ của riêng SNSD, hãy tự suy xét và trả lời nhé.
Tôi viết bài viết này không đứng trên quan điểm của Sone, Cass hay ELFs mà chỉ là để bày tỏ sự khó chịu của bản thân khi tham gia các diễn đàn, mạng xã hội mà gặp phải những forum gây “ war” giữa các fanclub.
Tất cả chúng ta đều có quyền thần tượng một ai đó, chỉ có điều trước khi nói lên quan điểm của mình về một vấn đề nào đó, hãy suy nghĩ thật thận trọng.
Đó là những gì tôi muốn nhắn nhủ đến mọi người, mong rằng cộng đồng fan Kpop ở Việt Nam luôn đoàn kết và không có chiến tranh nội bộ để cho fan quốc tế thấy rằng fan Việt luôn thần tượng một cách chân chính, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ nhận xét tiêu cực nào của cộng đồng fan các nước khác.
P/S: Hiện tại đang là thời điểm kỉ niệm 4 năm kể từ ngày debut của SNSD, không chỉ Sone mà các fanclub khác cũng hãy tiếp tục ủng hộ cho các cô gái của chúng ta nhé.
Tác giả: peeldu
Bản quyền thuộc về KTV – kpop.teen9x.vn
Thực tế thuật ngữ antifan và idol mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 3-4 năm, đó là khi làn sóng Kpop xâm nhập V-biz. Như fan ở nhiều nước châu Á khác, đặc biệt là Đông Nam Á, fan Việt nhanh chóng bị ấn tượng với dòng nhạc dance hiện đại của Hàn Quốc với những giai điệu cá tính và vũ đạo mạnh mẽ – điều mà hiếm có ca sĩ Việt Nam nào thực hiện được ở thời điểm đó.
Từng fanclub của các idol group bắt đầu được thành lập, fan cũng bắt đầu tích cực hoạt động cổ vũ cho thần tượng của mình. Thế rồi vấn đề bắt đầu nảy sinh khi sự ghen ghét, đố kị giữa các fanclub vô tình biến fan của nhóm nhạc này thành antifan của nhóm nhạc khác.
Đóng vai trò quan trọng trong vấn đề trên phải nói đến sự phát triển như vũ bão của internet và các mạng xã hội, bằng chứng là có rất nhiều diễn đàn của antifan được lập lên để lan truyền những comment thiếu văn hóa mà ai biết được đấy là của ai?
Ở thời điểm hiện tại, nói về antifan, người Việt trẻ sẽ nghĩ ngay về SNSD, hay còn gọi là Girls’ Generation.
Quay trở về ngày mà SNSD debut – 05/08/2007, lúc đó dường như chỉ có duy nhất fan Hàn biết về hoạt động của các cô gái. Fan Việt cũng như nhiều nước khác chỉ biết về Soshi khi single “ đòn bẩy” Gee ra đời trùng thời điểm các dịch vụ nhạc số ở Việt Nam bùng nổ.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể nghe được các ca khúc Kpop miễn phí, thậm chí nó còn cùng với việc sử dụng phổ biến hơn Youtube tạo thành điểm mốc quan trọng để Kpop xâm nhập thành công V-biz.
Vì vậy, khi hỏi rằng làm thế nào để bạn biết về SNSD, phần lớn fan Việt đều trả lời đó là Gee. Đây chính là nguyên nhân sâu xa cho việc SNSD dẫn đầu về lượng antifan ở Việt Nam. Thực trạng chung cho sự thần tượng ở nước chúng ta là fan chỉ được biết về một nhóm nhạc khi họ có thành công nhất định, dẫn đến mọi nhận xét, suy nghĩ về nhóm đó luôn dựa trên khoảnh khắc thành công hiện tại làm mốc trở về sau, còn những nỗ lực để đạt được sự ghi nhận tài năng trước đó thì không một ai biết tới.
SNSD là một ví dụ điển hình cho vấn đề này, khi mà họ đến trong tâm trí fan Việt bằng hình tượng hoàn hảo cô gái nào cũng mơ ước, còn những gì họ làm từ khi debut đến trước năm 2009 thì ở Việt Nam ít ai biết.
Chỉ những ai là Sone – fan của SNSD sau này thì với tấm lòng yêu quý các cô gái mới cất công tìm hiểu giai đoạn khó khăn đó của họ. SNSD, để mà nói về sự thành công của họ, có thể diễn tả bằng hai từ “ nhanh chóng”. Nhưng phải nói rằng nhanh mà không dễ dàng. Họ bắt đầu hoạt động với hình tượng ngây thơ trong sáng, và duy trì hình ảnh đó trong khoảng thời gian một năm rưỡi sau khi debut. Dù ở Hàn Quốc, hình tượng này rất được yêu mến, nhưng các cô gái lại đang ở lứa tuổi mới bước vào đời, trong họ luôn khao khát được thể hiện hình tượng mạnh mẽ hơn, và họ đã gạt ước muốn đó qua một bên để tiếp tục thể hiện hình ảnh thiếu nữ cho đúng với tên gọi của nhóm.
Và điều này là chưa đủ để SNSD trở thành nhóm nhạc nữ hàng đầu ở đất nước của họ.
Mùa xuân 2009, Gee ra đời ở Nam Hàn, ca khúc ngay lập tức nhận được phản ứng bùng nổ của cư dân mạng. Họ không biết rằng để có được single bậc nhất đó, SNSD đã phải đấu tranh tư tưởng khi họ không muốn tiếp tục thể hiện hình tượng ngây thơ, họ đã khóc dù rằng ở Gee, các thiếu nữ đã trưởng thành hơn một chút.
Cùng năm này, mini album Genie xuất xưởng vào những ngày hè nóng nực cuối cùng cũng thỏa mãn ước muốn của các cô gái khi mà hình ảnh thủy thủ với những bộ trang phục sexy tạo nên cơn sốt ở Hàn Quốc.
Những bài hát chủ đề tiếp theo đó như Oh!, Run Devil Run, Hoot đã tiếp tục thể hiện đúng hình tượng thiếu nữ trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Tất cả cuối cùng đã đưa SNSD lên thời kì đỉnh cao của một nhóm nhạc thần tượng.
Kể từ đó mọi hành động của họ luôn được báo giới và cư dân mạng chú ý đặc biệt, những nhận xét, đánh giá cũng bắt đầu khắt khe hơn, và như bao nhóm nhạc khác, SNSD bắt đầu có antifan. Nhưng có lẽ ở Việt Nam là nhiều nhất.
Điều khiến bạn chợt bật cười khi nhìn từ quan điểm khách quan là antifan của SNSD xuất thân đều từ fan của các nhóm nhạc khác cùng công ty chủ quản là Super Junior và DBSK.
Dù rằng DBSK đã tan rã nhưng “mối ác cảm” của Cassiopeia với Sone vẫn luôn dai dẳng.
Dù rằng thần tượng của họ đều rất thân thiết với nhau nhưng đối với Cass và ELFs, thành công quá sớm của SNSD đã khiến họ nghĩ các cô gái bước đi trên con đường hồng mà DBSK và Suju đã trải ra.
Nhắc cho bạn nhớ, trước khi là thần tượng của bạn, tất cả họ đều là thực tập sinh cùng một nơi đào tạo, trải qua những gian khó cùng nhau, chỉ có điều họ khác nhau về thời điểm debut.
Thực tế cho thấy rằng một số thành viên của SNSD có thời gian thực tập bằng hoặc lâu hơn các thành viên của Super Junior và DBSK dù tuổi đời của họ còn rất trẻ.
Điều này cho thấy thành công của họ đến từ kinh nghiệm và sự nỗ lực bản thân chứ không phải là mâm cỗ dọn sẵn chỉ việc ngồi ăn. DBSK, Super Junior và SNSD là những thế hệ thần tượng đàn anh, đàn em đáng nể trọng vì tình cảm gắn bó giữa họ, liệu họ có vui không khi đang thực hiện tour diễn tại Việt Nam mà lại biết được các fanclub của họ có hiềm khích?
Còn về những scandal vô lễ, hành xử thiếu lịch sự … trước đó của SNSD, người Việt Nam chưa đủ tư cách để phán xét.
Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ cũng như dịch thuật không đầy đủ cộng với những thành kiến có sẵn đã vô tình biến fan thành antifan. Antifan của SNSD ở Việt Nam dường như chỉ biết bám vào những comment khắc nghiệt, thiếu văn hóa của antifan ở Hàn Quốc để hình thành cho mình định kiến đáng trách đó, họ chỉ muốn tin đó là thật dù biết những lời này đã đi quá sự việc. Không thể trách Cass hoặc ELFs trở thành antifan của SNSD, chỉ có thể trách cách hành xử của một bộ phận trong số họ trên các diễn đàn.
Nói đi cũng phải nói lại, một số thành viên trong cộng đồng Sone Việt Nam cần xem lại cách hành xử sao cho đúng văn hóa mạng. Cả hai phía cần nhìn lại bản thân để tránh những cuộc đấu khẩu bằng ngôn từ được truyền tải trên internet đã làm mất đi vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ cũng như đã làm thoái hóa suy nghĩ của tầng lớp người Việt trẻ.
Bạn nghĩ sao khi một fan quốc tế biết Tiếng Việt đọc được những comment thiếu văn minh của chính fan ở Việt Nam? Liệu họ có nhận định rằng người Việt Nam suy nghĩ thật nông cạn? Câu hỏi này, những ai là antifan, không chỉ của riêng SNSD, hãy tự suy xét và trả lời nhé.
Tôi viết bài viết này không đứng trên quan điểm của Sone, Cass hay ELFs mà chỉ là để bày tỏ sự khó chịu của bản thân khi tham gia các diễn đàn, mạng xã hội mà gặp phải những forum gây “ war” giữa các fanclub.
Tất cả chúng ta đều có quyền thần tượng một ai đó, chỉ có điều trước khi nói lên quan điểm của mình về một vấn đề nào đó, hãy suy nghĩ thật thận trọng.
Đó là những gì tôi muốn nhắn nhủ đến mọi người, mong rằng cộng đồng fan Kpop ở Việt Nam luôn đoàn kết và không có chiến tranh nội bộ để cho fan quốc tế thấy rằng fan Việt luôn thần tượng một cách chân chính, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ nhận xét tiêu cực nào của cộng đồng fan các nước khác.
P/S: Hiện tại đang là thời điểm kỉ niệm 4 năm kể từ ngày debut của SNSD, không chỉ Sone mà các fanclub khác cũng hãy tiếp tục ủng hộ cho các cô gái của chúng ta nhé.
Tác giả: peeldu
Bản quyền thuộc về KTV – kpop.teen9x.vn